Các hệ thống phân loại Kích_thước_hạt

Hiện nay tồn tại hai nguyên lý cơ bản trong xây dựng các hệ thống phân loại đất:

  • Trên cơ sở hàm lượng đất sét tự nhiên với tính toán tới các phần chiếm ưu thế và kiểu hình thành đất: Do N.A. Kachinskii sáng tạo ra và được chấp nhận tại Nga.
  • Trên cơ sở hàm lượng tương đối của các phần cát, bụi và đất sét theo Atterberg: Phân loại quốc tế, các phân loại của Hiệp hội các nhà thổ nhưỡng học (SSSA) và Hiệp hội các nhà nông học (ASSA) Hoa Kỳ. Để xác định tên gọi đất, người ta sử dụng tam giác Ferre.

Chuyển đổi đơn trị từ hệ thống phân loại này sang hệ thống phân loại kia là không tồn tại, nhưng có thể đặt tên gọi cho đất bằng cách sử dụng đường cong tích lũy để biểu diễn các kết quả về thành phần hạt theo cả hai kiểu phân loại.

Việc định danh tên gọi cho các loại đá trầm tích cơ học và đá cơ học-sét cũng được tiến hành tương tự như trên với sự khác biệt giữa trường phái Nga và Âu Mỹ.

Nga

Thang Atterberg là cơ sở của các hệ thống phân loại mới hơn tại nhiều quốc gia. Tại Liên Xô cũ và Nga và cả Việt Nam hiện nay, người ta chấp nhận hệ thống phân loại hơi khác một chút là hệ thống do N.A. Kachinskii đề ra.

Thang Kachinskii
Giá trị giới hạn, mmTên gọi hạt
Tới 0,001Bùn
0,001 - 0,005Bụi nhỏ
0,005 - 0,01Bụi trung bình
0,01 - 0,05Bụi lớn
0,05 - 0,25Cát nhỏ
0,25 - 0,5Cát trung bình
0,5 - 1Cát lớn

Bên cạnh đó, trong phân loại Kachinskii người ta còn phân ra các phần cát tự nhiên và đất sét tự nhiên, tương ứng với lớn và nhỏ hơn 0,01 mm. Kích thước trong phạm vi 1–3 mm là phần sỏi, còn lớn hơn 3 mm là phần đá trong đất.

Hoa Kỳ

Khoảng kích thước xác định các giới hạn của từng lớp được đặt tên trong thang đo Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ. Thang đo phi (φ) Krumbein, một sự sửa đổi từ thang đo Wentworth được W. C. Krumbein tạo ra, là một thang đo lôgarit, được tính theo công thức:

ϕ = − log 2 ⁡ ( kich thuoc hat theo mm ) {\displaystyle \phi =-\log _{2}({\hbox{kich thuoc hat theo mm}})} .

Thang phân chia theo logarit được nhiều nhà trầm tích học và thổ nhưỡng học trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi hơn vì họ cho rằng sự phân bố thành phần các hạt trong tự nhiên tuân theo luật logarit chứ không phải hệ 10 như thang phân chia được áp dụng tại Nga.

Thang φ
Khoảng kích thước
(mét)
Khoảng kích thước
(xấp xỉ theo inch)
Tên chung
(lớp Wentworth)
Các tên khác
< −8> 256 mm> 10,1 inĐá tảng
−6 đến −864–256 mm2,5–10,1 inĐá cuội
−5 đến −632–64 mm1,26–2,5 inSỏi rất thôCuội
−4 đến −516–32 mm0,63–1,26 inSỏi thôCuội
−3 đến −48–16 mm0,31–0,63 inSỏi trung bìnhCuội
−2 đến −34–8 mm0,157–0,31 inSỏi mịnCuội
−1 đến −22–4 mm0,079–0,157 inSỏi rất mịnHạt mịn
0 đến −11–2 mm0,039–0,079 inCát rất thô
1 đến 0½–1 mm0,020–0,039 inCát thô
2 đến 1¼–½ mm0,010–0,020 inCát trung bình
3 đến 2125–250 µm0,0049–0,010 inCát mịn
4 đến 362,5–125 µm0,0025–0,0049 inCát rất mịn
8 đến 43,90625–62,5 µm0,00015–0,0025 inBùn (bột)
> 8< 3,90625 µm< 0,00015 inHạt sét
>10< 1 µm< 0,000039 inHệ keo

Trong một số sơ đồ thì người ta coi "sỏi" là những gì lớn hơn cát (>2,0 mm), và bao gồm cả "hạt mịn", "cuội", "đá cuội" và "đá tảng" trong bảng trên. Trong sơ đồ này, "cuội" có kích thước từ 4 đến 64 mm (−2 đến −6 φ).